Kết quả tìm kiếm cho "kỷ niệm 192 năm"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 102
Ngày 7/12, tại huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk), Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tổ chức Triển lãm ảnh chuyên đề “Thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng”, kỷ niệm 192 năm Ngày truyền thống thành lập tỉnh An Giang (22/11/1832 – 22/11/2024) và chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Nhằm tăng cường sức khỏe, rèn luyện thể chất cho lứa tuổi học sinh, mỗi gia đình, địa phương và ngành chuyên môn đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động thể thao, giúp các em có điều kiện nâng cao sức khỏe, học tập tốt để xây dựng tương lai.
Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với quan điểm “Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” dưới sự chỉ đạo của Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm nhận được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ, ý chí, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đông đảo quần chúng Nhân dân. Thế nhưng, trên không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin sai sự thật về chủ trương tinh gọn bộ máy, sáp nhập các tỉnh, thành phố và các bộ, ban, ngành.
Từ ngày 1/12 đến 7/12/2024, tại Paraguay diễn ra kỳ họp thứ 19 của Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là UNESCO). Theo đó, hồ sơ đề cử Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đã được đệ trình lên UNESCO và sẽ được đánh giá trong kỳ họp này.
Tối 22/11, tại Khu công nghiệp Xuân Tô, UBND TX. Tịnh Biên tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ sản phẩm OCOP - Đặc sản vùng miền Tịnh Biên năm 2024, kết nối mua sắm và ẩm thực hàng Việt Nam - Thái Lan nhằm hướng tới kỷ niệm 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (1832 - 2024), 45 năm ngày tái lập TX. Tịnh Biên (23/8/1979 - 23/8/2024).
Tối 21/11, Hội thi giọng hát hay tỉnh An Giang mở rộng lần thứ II năm 2024 diễn ra đêm thi chung kết xếp hạng và trao giải thể loại đơn ca.
Hôm nay (ngày 22/11/2024), tỉnh An Giang bước vào “tuổi” 192, kể từ thời điểm tên gọi “An Giang” được ghi vào lịch sử (năm 1832). Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ngày 22/11 hàng năm là Ngày truyền thống tỉnh An Giang. Vì vậy, khắp mọi nẻo đường là hình ảnh cờ hoa rực rỡ, chào mừng sự kiện trọng đại của quê nhà.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” ghi nhận, 192 năm trước, vào ngày mùng 1/10/1832 (nhằm ngày 22/11 dương lịch, theo lịch vạn niên), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh”, quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Địa danh thân thương “An Giang” đã ra đời như thế, ngày càng ghi đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc, sau gần 2 thế kỷ.
Phòng Chính trị Lữ đoàn 962 đoạt giải nhì; Công an tỉnh đoạt giải ba; Văn phòng Đoàn - Hội (Trường Đại học An Giang) đoạt giải khuyến khích. Đó là kết quả Cuộc thi chuyên đề “Tự hào quê hương An Giang” do Thư viên tỉnh tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (1832 - 2024).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước vừa ký ban hành Thông báo 1154/TB-UBND về việc kỷ niệm 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (1832 - 2024).
Gắn với chuỗi hoạt động kỷ niệm 195 năm Ngày mất Danh thần Thoại Ngọc Hầu (1829 - 2024) và kỷ niệm 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (1832 - 2024), ngày 14/11, UBND tỉnh long trọng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”, Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) cùng chuỗi hoạt động kỷ niệm. Qua đó, ghi nhớ công ơn to lớn của các vị tiền nhân khai hoang, mở cõi; tôn vinh kênh Vĩnh Tế - một công trình lớn mang tính lịch sử, thể hiện trí tuệ, sức lao động sáng tạo của cha ông trước đây.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.